Địa lý Tân_Kỳ

Vị trí địa lý

HuyệnTân Kỳ có tọa độ từ 18058’ đến 19032’vĩ độ Bắc và từ 105002’ đến 105014’ kinhđộ Đông. Phía Bắc huyện Tân Kỳ giáp với huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp, phíaNam và Đông Nam giáp với huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn, phía Đông và Đông Bắcgiáp huyện Yên Thành và một phần huyện Quỳnh Lưu; phía Tây và Tây Nam giáp vớihuyện Anh Sơn.

          TânKỳ có diện tích tự nhiên là 72.890,23 ha. Nếu xét về diện tích tự nhiên, huyệnTân Kỳ có diện tích tự nhiên đứng thứ 9 trong tổng số 20 huyện, thành, thị củacả tỉnh Nghệ An.

           Là một trong những huyện miền núi của tỉnhNghệ An, địa hình Tân Kỳ bị chia cắt bởi các dãy núi, khối núi và hệ thống sôngsuối lớn nhỏ đưa nước trên địa bàn các xã, thị của huyện, hợp lưu vào sông Lam.Tính chung toàn huyện, diện tích đồi núi chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiêncủa huyện. Quan sát trên bản đồ địa lý tự nhiên huyện Tân Kỳ và qua khảo sátthực địa ta thấy, núi đồi cao thấp lớn nhỏ bao quanh tất cả các xã, thị, trênđịa bàn huyện, tạo thành những vòng cung lớn, vẽ nên một dạng địa hình lòngchảo, mang tính đặc thù của địa bàn miền núi mà ta thường gặp khi đi lên vùngphía tây Nghệ An.

           Các xã Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân được coilà vùng đỉnh của huyện, có cấu trúc địa hình nghiêng dần về phía sông Con (mộttrong những song nhánh đổ về sông Lam). Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn huyệnTân Kỳ là đỉnh Pù Loi, có độ cao 1.100m. Dãy núi Pù Loi chạy dài xuống tận lènPha Lồ, cắt ngang qua Trại Lạt - Cây Chanh đổi hướng qua đồi Hoong Bà rồi chạyqua đồi Nho học, sang đồi Độc Lập ở vùng Tiên Kỳ. Đến đây, dãy Pù Loi đổihướng, thế núi thấp dần, chạy qua Khe Lòa đến chân Pù Hà và vươn dài đến KheSắn. Từ xưa tới nay, đỉnh Pù Loi nói riêng và dãy núi hùng vĩ  Pù Loi gắn liền với bao câu chuyện thầnthoại, truyền thuyết, dã sử.v.v… của những nhân vật bước ra từ thế giới thầntiên và cả những nhân vật có thật trong lịch sử, phản ánh đời sống tôn giáo tínngưỡng của các thế hệ cư dân sống dưới những thung lũng núi, nơi có những cánhđồng nhỏ hẹp và ngay sau đó là rừng rậm suốt trong dòng chảy lịch sử dựng nướcvà giữ nước của dân tộc. Đặt chân đến vùng đất Pù Loi, trí tưởng tượng của conngười dường như phong phú hơn và khi đứng trên đỉnh Pù Loi, phóng tầm mắt rabốn hướng ta cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ, hùng vĩ mà tạo hóa đã tạonên cách ngày nay hàng trăm triệu năm để ban tặng cho con người nơi đây.

          Đứngsau đỉnh Pù Loi là đỉnh Pù Á có độ cao chỉ là 490m và tiếp đến là đỉnh Bồ Bồ(472m). Dãy Bồ Bồ chạy dài từ xã Quỳnh Tam huyện Quỳnh Lưu đến làng Vĩnh Giangở khu vực Truông Dong, hình thế vững chãi, bề thế chẳng khác gì một con rồnglớn đang uốn mình bay lượn, tạo nên nét chấm phá khá độc đáo cho cả bốn huyệnlà Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương và Tân Kỳ. Dãy núi Bồ Bồ trước đây chừng mộtthế kỷ còn là cả một vùng rừng nguyên sinh với ngút ngàn cây cối rậm rạp, chimthú đủ loại.

          Từkm số 0, vượt qua cầu Rỏi, men theo con đường nhựa chạy sát dưới chân lèn Rỏi,ngược lên vùng Liên Hoàn xưa, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, đến tận xãNghĩa Phúc là cả một bức tranh đa chiều: một bên là lèn đá, có độ dốc trên 250,núi non hùng vĩ, cây cối um tùm của rừng cũ tái sinh, rừng trồng mới, chạy điệpđiệp trùng trùng, mỗi ngọn núi, dòng suối, ngọn khe được người xưa đặt cho mộtcái tên mang một giá trị lịch sử riêng của nó,nghe vừa lạ vừa gợi trí tò mò; với một bên là những cánh đồng tương đối bằngphẳng bát ngát một màu xanh của ngô, mía, lạc, rau, đậu, bầu bí, đủ các loại.

Đếnxã Nghĩa Hoàn, với một thương hiệu “ngói Cừa” đã tạo một ấn tượng tốt chonhân dân trong khu vực và cả nước. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhờtinh thần lao động sáng tạo, cần cù, nhân dân Nghĩa Hoàn đã làm thay đổi toànbộ diện mạo bức tranh kinh tế, văn hóa - xã hội tại vùng đất này. Nghĩa Hoàn làmột trong số ít xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đủ khả năng tự cân đối ngân sáchvà hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn ngân sách chung của toànhuyện trong suốt nhiều năm qua. Từ Nghĩa Hoàn ngược lên các xã phía Tây và TâyBắc của huyện, địa hình cao dần, núi đồi cao thấp chạy theo nhiều hướng khácnhau, cùng với nhiều khe suối lớn nhỏ. Tất cả như mộtbức tranh thiên nhiên vừa đẹp, quyến rũ làm nức lòng những ai đã một lần đếnthăm.

          Qua cầu Rỏi, rẽ trái, xuôi dòng sôngCon, men theo Lèn Rỏi đến nông trường An Ngãi theo hướng Đông, địa hìnhtương đối bằng phẳng, cánh đồng trải rộng, ít núi cao, thuận tiện cho việc pháttriển cây công ngiệp ngắn ngày, rau màu và trồng lúa, hai ba vụ trong năm.

           Từ Km số 0, theo đường Hồ Chí Minh đi lên xãNghĩa  Bình địa hình có  hướng cao dần, hệ thồng đồi núi chạy theohướng Tây Bắc - Đông Nam là chính, nhưng cũng có một số núi ở xã Nghĩa Hợp vàkhu vực trại giam, chạy theo hướng Bắc - Nam, có độ cao từ 50 - 200m. Sự xuấthiện của các dãy núi này đã tạo ra những thung lũng nhỏ hẹp mà từ lâu con ngườiđã sớm khai phá để trồng ngô, khoai, sắn, lúa, mía,... Cách đây vài thập kỷ,vùng đất này có mật độ dân cư khá thưa thớt, chỉ khi tuyến đường Hồ Chí Minhđược mở thì mật độ dân cư ở đây mới có sự thay đổi nhanh chóng theo xu hướnghình thành cụm dân cư tập trung dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh suốt từ km số0 đến tận vùng đất giáp huyện Nghĩa Đàn.

      Tóm lại, trên địa bàn Tân Kỳ có nhiều dãynúi chạy dài, cộng với hàng trăm ngọn núi nhỏ, có độ cao thấp và hướng khácnhau, chia cắt địa hình thành nhiều tiểu vùng, với sự xuất hiện của nhiều thunglũng và các cánh đồng nhỏ hẹp, chạy dọc theo thung lũng núi hoặc dọc theo đôibờ sông Con. Tại các thung lũng núi, hệ thống ruộng bậc thang là phổ biến rấtkhó để đầu tư thâm canh, tăng năng suất cho cây lúa cũng như các loại hoa màukhác. Riêng những dải đồng bằng chật hẹp, chạy dọc theo sông Con có độ chênh sovới lòng sông tương đối lớn do đó về mùa hạn, tình trạng thiếu nước là khá phổbiến. Nhưng đến mùa mưa lũ, lòng sông hẹp, các khe suối dốc đưa nước từ cácngọn núi cao đổ về gây ngập úng nghiêm trọng

      Với vị trí địa lý đó, Tân Kỳ có vị thếhết sức thuận lợi để có thể mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng miềntrong tỉnh và trong nước. Về phía Bắc, Tân Kỳ gần như nối liền với toàn bộ vùngđất Phủ Quỳ xưa nếu không lấy ranh giới tự nhiên được chia tách từ năm 1963 làmgiới hạn. Như vậy, với tầm nhìn liên vùng, khác với quan niệm truyền thống vốnbị bó hẹp trong một phạm vi không gian nhất định nào đó, khi quy hoạch pháttriển kinh tế ta có thể đặt Tân Kỳ trong cả một phạm vi không gian lớn hơnnhiều nếu muốn phát triển về phía Bắc. Chẳng hạn, khi quy hoạch vùng trồng câycông nghiệp như cà phê, cao su, hay cây ăn quả với diện tích lớn đủ khả năngcung cấp cho một hoặc vài nhà máy có trang thiết bị hiện đại, công suất lớn,thì không gian địa lý không còn bó hẹp trong phạm vi địa giới hành chính củacác xã nằm về phía Bắc của huyện tiếp giáp với Nghĩa Đàn, hay Quỳ Hợp. Quyhoạch vùng mía nguyên liệu cho máy đường Telair Quỳ Hợp, do các chuyên gia kinhtế đến từ Anh quốc tiến hành đã cho thấy điều đó. Hoặc như quy hoạch vùngnguyên liệu trồng cỏ để phát triển đàn bò lấy sữa phục vụ cho nhà máy sữa TH cócông suất lớn nhất cả nước ở Nghĩa Đàn đã cho thấy điều đó.

          Phíavà Đông, theo cáchtiếp cận mới về vị thế địa lý, ta có thể đặt Tân Kỳ trong phạm vi không gianrộng lớn của huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn, thậm chí là nhiều huyện khác vàhội đủ cả hai yếu tố là miền núi trung du và đồng bằng. Nếu nhìn từ góc độ đó,thì rõ ràng việc khảo sát và quy hoạch để mở ra những hướng đi mới cho những dựán kinh tế lớn trên vùng đất Tân Kỳ là rất khả thi. Điều này, không có gì mớilạ so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thậm chí, trongquy hoạch phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng,thủ đô Hà Nội, v.v… từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đã tính đếnkhả năng đó. Cuối thế kỷ XX, khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, các nhàquy hoạch trong nước và các công ty tư vấn nước ngoài cũng đã đưa ra những quyhoạch đô thị mà trong đó không gian đô thị lớn hơn nhiều so với địa giới hànhchính của thành phố đó, nhằm phát huy tối đa lợi thế của  nguồn tài nguyên vị thế. Chẳng hạn, quy hoạchphát triển đô thị Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đã mở ra một không gianđô thị lớn gần gấp 2,5 lần không gian đô thị hiện có của Vinh. Với vị thế đó,Vinh mới có thể vươn tầm lên ngang tầm với Đà Nẵng, Cần Thơ, … và thực sự làtrung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của Bắc Trung bộ.

          Đólà chưa tính đến Tân Kỳ còn tiếp giáp với vùng đất Yên Thành, Quỳnh Lưu ở phíaĐông và Đông Bắc. Đây là hai huyện có diện tích lớn, dân cư đông đúc, hoàn toàncó đủ khả năng cung cấp một lực lượng lớn lao động, có trình độ dân trí cao vàtruyền thống lao động cần cù, sáng tạo đáp ứng kịp thời cho những dự án lớn vềkinh tế.

Nếunhìn từ góc độ văn hóa vùng thì rõ ràng, Tân Kỳ nằm trong cả một không gian vănhóa rộng lớn của vùng trung hạ lưu sông Lam. Đây là một trong những vùng vănhóa có nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo mà từ nhiều thế kỷ trước ôngcha ta đã xếp ngang hàng với các vùng văn hóa khác như: Xứ Lạng, xứ Thanh, xứHuế, xứ Quảng,v.v… Tài nguyên vị thế thuận lợi này cho phép Tân Kỳ nói riêng vàcả xứ Nghệ nói chung bước vào hội nhập với cộng đồng khu vực và thế giới màkhông bị hòa tan trong dòng chảy văn hóa, văn minh của nhân loại.

Tuynhiên, với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhất là hệ thống đường giao thônghiện tại, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết khi đầu tư xây dựng cáctrung tâm công nghiệp lớn, có sức thu hút từ hàng ngàn lao động có trình độ taynghề cao trong phạm vi không gian địa lý của huyện Tân Kỳ. Do đó, để phát huyđược nguồn tài nguyên vị thế cho việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,… đảmbảo quốc phòng an ninh trên địa bàn Tân Kỳ nói riêng và cả phạm vi không gian rộnglớn mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, còn có nhiều vấn đề phải giải quyết.

          Tuy gặp không ít thách thức trên bướcđường đi tới, song với sự quan tâm của Trung ương, tỉnh và nguồn nội lực củaTân Kỳ, chắc chắn nguồn tài nguyên vị thế sẽ mang lại nhiều lợi thế để Tân Kỳvững bước đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập cùngcộng đồng khu vực, thế giới.

Khí hậu

Là một trong những huyện miền núi của tỉnhNghệ An, Tân Kỳ có chế độ khí hậu chung là nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưanhiều theo mùa giống như nhiều huyện thành khác. Song, do điều kiện địa hìnhtương đối phức tạp lại bị chia cắt bởi các dãy núi, khối núi lớn, nên ngaytrong địa bàn huyện vẫn hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu. Thông thường, từtháng 11 đến tháng 3, thời tiết khô hanh, gây nên tình trạng khô hạn kéo dài.Từ tháng 4 đến tháng 8, do chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (còn gọi là gióLào), nắng hạn tiếp tục diễn ra, trời nóng như đổ lửa, nhiệt độ bình quân cóthể lên tới 37,5 - 390c, đặc biệt có những tuần ở tháng 5, tháng 6nhiệt độ lên tới 40,5 - 41,50c. Tổng số giờ nắng bình quân ở Tân Kỳhàng năm từ 1500 - 1700 giờ. Do có khá nhiều núi đá vôi, lượng nhiệt mặt trờihấp thụ vào đá, nên đến 9 -10 giờ đêm nhiệt độ vẫn nóng hầm hập, cây cỏ chếtkhô, đồng ruộng nứt nẻ, hồ đập cạn nước, gây nhiều khó khăn cho đời sống nhândân và phát triển sản xuất. Nhiệt độ bình quân ở Tân Kỳ hàng năm vào khoảng 230c,trong khi đó nhiệt độ cao nhất lên tới 420c (chênh lệch tới 190c).Về mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, có ngày xuống dưới 130c, thậm chíxuống đến 4 - 50c, thấp nhất là 10c.

          Lượngmưa bình quân hàng năm ở Tân Kỳ khoảng 2000 - 2200mm, chia thành 2 mùa rõ rệt:

-Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15- 20% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó, khác với một số địa phương khác trongtỉnh Nghệ An, nhất là các huyện đồng bằng, vào tháng 1 tháng 2 thường có mưaxuân rả rích, kéo dài trong nhiều ngày, trong khi ở Tân Kỳ lượng mưa chỉ đạtkhoảng 50 - 60mm/tháng, tức là mỗi tháng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 1/30 tổnglượng mưa cả năm.

-Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa chiếm tới 80 - 85%tổng lượng mưa cả năm. Trong đó, riêng lượng mưa bình quân tháng 8 và tháng 9đạt từ 250 - 550mm/tháng.[1]

          Khimưa bão ập đến, nước ào ạt từ các khe suối đổ về, lòng sông con nước dâng cao,trải rộng gấp 4 - 5 lần ngày thường, nước tung bọt trắng xóa, chảy xiết, cuốntheo đất đá, cây cỏ hoa màu và cả nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân dân dọcđôi bờ sông. Những năm gần đây, do diện tích rừng nguyên sinh cạn kiệt, diệntích rừng trồng tăng nhanh, song chưa đủ khả năng để điều hòa lượng nước, làmgiảm lượng nước tập trung đổ về sau mưa, nên tình trạng ngập úng diễn ra trên địabàn nhiều xã, gây không ít khó khăn cho giao thông đi lại cũng như phát triểnsản xuất. Mưa lớn, tập trung theo mùa và thậm chí là vài ngày liên tục còn gâynên tình trạng xói mòn, sạt lỡ, hư hỏng cầu cống, các công trình phục vụ dânsinh, đặt cán bộ, đảng viên và nhân dân Tân Kỳ luôn trong tình trạng chưa kịpkhắc phục hậu quả khô hanh, nắng hạn kéo dài đã phải tập trung phòng chống,khắc phục hậu quả lũ lụt.

Độẩm không khí trung bình hàng năm duy trì ở mức độ cao, khoảng 80 -90%, tháng 9là tháng có độ ẩm cao nhất trong năm, thông thường lên tới 90 - 93%. Riêng tháng 7 độ ẩm thấp nhất, chỉ đạtkhoảng 74%. Lượng nước bốc hơi hàng năm ước đạt 780mm, chiếm hơn 1/3 tổng lượngmưa hàng năm.

           Ngoài gió Phơn Tây Nam, hàng năm Tân Kỳ nóiriêng Nghệ An và các tỉnh ở Bắc Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc. Thường bắt đầu từ tháng 10 gió mùa Đông Bắc xuất hiện và kéo dài cho đếnhết tháng 3: “Rét nàng Bân” mới kếtthúc. Theo số liệu của Cục khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, hàng năm Nghệ Anthường phải chịu ảnh hưởng của 30 đợt gió mùa Đông Bắc, trong đó đợt kéo dài cóthể lên tới trên 1 tuần, đợt ngắn cũng thường mất 2 - 3 ngày. Tân Kỳ cũng nằmtrong tình trạng chung đó. Những ngày có gió mùa Đông Bắc, trời rét, nhiệt độxuống thấp, bầu trời âm u, độ ẩm thấp, gây tác hại không nhỏ đối với cây trồng,vật nuôi và cả với sức khỏe của con người.

       Riêngvùng Giai Xuân, Tân Xuân, Tân Hợp, Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái… mặc dầu ở liền kềnhau, song chế độ mưa, độ ẩm, nhiệt độ bình quân hàng năm có những nét khác nhau.Đó chính là nét riêng khá độc đáo mà ta thường bắt gặp khi nghiên cứu về chế độthời tiết khí hậu ở các huyện miền núi nói chung và miền núi Nghệ An nói riêng.